Nhận biết dấu hiệu sa dạ con để không nhầm lẩn với các bệnh khác

Sa dạ con hay sa tử cung là tình trạng tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường, bệnh xảy ra khi các cơ vùng chậu bị yếu đi, khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu bao gồm: bàng quang, trực tràng, niệu đạo bị tụt xuống âm đạo, nguy hiểm nhất là lòi hẳn ra bên ngoài.

Nguyên nhân sa tử cung chủ yếu là do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt khi chuyển dạ lâu, sinh con quá to hoặc sinh nhanh.

Ngoài ra, bệnh sa dạ con cũng có thể gặp ở những phụ nữ lớn tuổi, người đã sinh nở nhiều lần, nhưng cũng nhiều trường hợp sa dạ con gặp ở người trẻ, dù chỉ sinh ít con.

Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu sa dạ con chủ yếu để không phải nhằm lẫn với các bệnh khác, tránh gây tình trạng bệnh nặng mới phát hiện khiến việc điều trị bị trễ, kém hiệu quả.

hình ảnh dấu hiệu nhận biết bệnh sa dạ con

Nhận biết dấu hiệu sa dạ con chủ yếu

Cảm giác nặng và căng tức ở vùng âm hộ, thậm chí thấy rõ một khối tròn lồi hẳn ra ngoài âm đạo. Dễ bị dau nhiều khi giao hợp và không thể đạt được cực khoái.

Cảm giác đau lưng dữ dội, trì nặng vùng chậu. Khi mang đồ nặng thường có cảm giác có vật đang lồi ra âm hộ, nhưng nghĩ ngơi một lúc thì bình thường trở lại.

Sa niệu đạo hay mót đi tiểu. Tiêu tiểu không tự chủ do căng thẳng thần kinh. Sa trực tràng, thấy khó khăn trong việc đi tiêu.

bệnh gần giống với sa dạ con

Tuy nhiên, ở mỗi người, mức độ sa dạ con hoàn toàn khác nhau và đó cũng là một trong những dấu hiệu sa dạ con tiêu biểu nhất.

Ngoài ra, một số bệnh cũng có thể bị chẩn đoán nhầm thành bệnh sa tử cung như:

** U xơ tử cung là những khối u lành tính nên thường không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Khi bệnh nặng, những khối nhân xơ tạo thành polip (bướu thịt) sẽ bị tụt vào âm đạo khiến người bệnh có cảm giác vướng mỗi khi sinh hoạt tình dục, nên rất dễ bị nhầm lẫn với sa tử cung.

** Bệnh ở cổ tử cung như viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung về lâu ngày sẽ khiến cho cổ tử cung bị mở rộng dù chưa sinh con, khiến người bệnh có cảm giác như mình bị sa tử cung.

** Bệnh mãn tính trong tử cung cũng có thể tạo ra các khối u trong tử cung, ống dẫn trứng và cả thành âm đạo, gây cảm giác trì nặng ở vùng chậu nên dễ bị chẩn đoán nhầm.

** Nang âm đạo tương đối hay gặp nhưng rất hiếm thấy các nang lớn, thường gặp ở thành trước hoặc thành dưới âm đạo (các nang âm đạo này có thể là nguyên nhân gây đau khi giao hợp) nên dễ chẩn đoán nhầm là sa bàng quang hoặc sa tử cung.

bác sỹ tư vấn bệnh sa dạ con

Nhận biết dấu hiệu sa dạ con để không nhầm lẩn với các bệnh khác Do đó, khi có những dấu hiệu sa dạ con thì tốt nhất người bệnh nên đi khám để xác định chính xác bệnh, tránh gây lầm lẫn trong quá trình điều trị. Tham khảo ngay thảo dược Sa tử cung – Sa Ruột giúp điều trị sa tử cung hiệu quả và nhanh chóng nhất khi gặp phải bệnh sa dạ con sau sinh này nhé!

>>> Xem thêm: Bật mí cách chữa sa dạ con theo bí quyết dân gian