Đau bụng rối loạn tiêu hóa có gây nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, khiến cho cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng như: táo bón, tiêu chày, đau bụng rối loạn tiêu hóa,…

Rối loạn tiêu hóa không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong, nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc hằng ngày.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến

 Đầy hơi

 Đầy hơi

- Sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể bị ợ hơi liên tục hoặc "đánh rắm” liên miên. Buổi sáng khi mới thức dậy, bụng thường rất thon nhỏ, nhưng lại to dần khi ngày từ từ trôi qua.

- Ngoài ra, một số người bệnh còn có thể gặp những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa, v.v…

 Đau bụng rối loạn tiêu hóa

 Đau bụng rối loạn tiêu hóa

- Những cơn đau bụng rối loạn tiêu hóa có thể thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như "dao cắt”.

- Cơn đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt hay nhức nhối từng cơn. Bên cạnh đó, người bệnh thường đau bụng dưới bên tay trái, đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng.

 Thay đổi vấn đề đại tiện

Thay đổi vấn đề đại tiện

>>> Tham khảo thảo dược Vỏ hạt mã đề giúp giải quyết táo bón nhanh chóng mà an toàn.

- Thay đổi vấn đề đại tiện thường tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng và trở nên rõ ràng hơn. Đặc biệt là hiện tượng đi vệ sinh bỗng dưng không còn đều đặn như trước.

- Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Tùy theo thể trạng của người bệnh, mà có thay đổi vấn đề đại tiện khác nhau.

Cách chữa trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhất

 Thay đổi cách thức ăn uống

 Thay đổi cách thức ăn uống

- Thức ăn nên được bảo đảm vệ sinh, tốt nhất là đồ ăn chín

- Hạn chế  hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v…

- Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (đây là loại đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).

- Đừng uống quá nhiều cà phê và sữa.

- Ăn nhiều rau, uống nhiều nước nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón.

 Tập thể dục đều đặn

 Tập thể dục đều đặn

Hoạt động thường xuyên có thể giúp cho cơ thể nói chung và hệ thống tiêu hóa nói riêng được hoạt động một cách đắc lực hơn.

Đau bụng rối loạn tiêu hóa có gây nguy hiểm không? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết “Đau bụng rối loạn tiêu hóa có gây nguy hiểm không?” của chúng tôi. Chúc bạn và gia đình luôn có sức khỏe tốt.

>>> Xem thêm: Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn hay bất ngờ từ tỏi