Rối loạn tiêu hóa là gì?
- Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra bởi sự co thắt không bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng đau bụng và thay đổi các vấn đề về đại tiện như gây tiêu chảy, táo bón.
- Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa, nhưng mỗi đối tượng lại có một biểu hiện về bệnh khác nhau. Ngoài ra, người bệnh RLTH thường gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, gây khó chịu, ăn uống kiêng khem, sức khỏe giảm sút, làm việc và lao động kém hiệu quả.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Ợ nóng
- Khi nuốt, cơ vòng thực quản dưới (vòng tròn của cơ xung quang phần dưới cùng thực quản) nới lỏng để cho thức ăn và chất lỏng đi xuống dạ dày và đóng lại sau đó.
- Tuy nhiên, nếu các cơ vòng thực quản dưới dãn bất thường hoặc yếu, axit dạ dày có thể chảy ngược vào trong thực quản, gây ra chứng ợ nóng.
Viêm đường ruột
Nguyên nhân gây viêm đường ruột có thể là sự kết hợp của các khả năng sau: vấn đề trong truyền tín hiệu giữa não – ruột, khả năng vận động, nhạy cảm với các cơn đau, nhiễm trùng, các vi khuẩn trong đường ruột phát triển quá mức, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, di truyền học, dị ứng thức ăn, hay vấn đề sức khỏe tâm thần.
Hội chứng kích thích ruột
Yếu tố di truyền và vấn đề hệ thống miễn dịch có liên quan đến hội chứng kích thích ruột rất cao.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì
- Khi bị rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa rất yếu nên việc ăn uống rất quan trọng, người bệnh nên chọn những món ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ và ăn từng chút, chia thành nhiều buổi chứ không nên ăn nhiều một lúc.
- Ăn ít các món có quá nhiều đạm, nên thay thế đạm động vật bằng các loại đạm thực vật dễ tiêu như: đậu phụ, giá đỗ, tảo Spirulina, các loại hạt dinh dưỡng (lạc, hạt dẻ, điều, hạnh nhân,…).
- Các loại rau củ quả nên ăn: mùng tơi, rau đay, rau lang, bông cải xanh, bí đỏ, cà rốt, khoai tây, khoai lang, chuối, bơ, táo, cam, kiwi,…
- Người bệnh cũng hạn chế ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ, mà thay thế bằng các món luộc, hấp.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một trong những bệnh lý khá phổ biến, bệnh có thể gây nên triệu chứng táo bón kéo dài, đi ngoài sống phân, tiêu chảy… tùy theo thể trạng của từng em.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa thì có nhiều, nhưng đối với trẻ em thì có thể là do trẻ chưa ý thức được vấn đề vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống, nề nếp sinh hoạt và sự lây nhiễm qua tiếp xúc. Đặc biệt là đối với học sinh thì triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp là táo bón và tiêu chảy cấp.
Táo bón
Táo bón là một trong những triệu chứng rất phổ biến của bệnh lý hệ thống tiêu hoá, bệnh không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhưng lại gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Tuy nhiên, nếu táo bón xảy ra kéo dài ở trẻ em mà không điều trị kịp thờ sẽ có thể dẫn đến sụt cân, chậm phát triển và gây nên các tổn thương thực thể của đại trực tràng.
Tiêu chảy cấp
Khi bị tiêu chảy cấp, ngoài đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng nhiều nước,thì trẻ còn có thể kèm theo nôn mửa, đau bụng, sốt và các biểu hiện toàn thân khác tùy theo từng trường hợp.
Cách khắc phục rối loạn tiêu hóa hiệu quả
Đối với trẻ em
Táo bón: Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ (khoảng 10-15 phút), tăng cường rau xanh, cùng hoa quả như cam, bưởi, đặc biệt là chuối để giúp tăng hiệu quả nhuận tràng tốt nhất. Ngoài ra, nên cho trẻ uống đủ nước và có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm (mỗi lần hơn 60ml và pha bằng nước sôi).
Tiêu chảy: Tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân như luôn rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; không chơi đùa tại những nơi có rác bẩn; không ăn thức ăn đường phố, thức ăn không đảm bảo vệ sinh; ăn chín uống sôi… Ngoài ra, không nên để trẻ gần gũi, ôm ấp vật nuôi, đặc biệt khi vật nuôi có dấu hiệu bị ốm.
Đối với người lớn
Thay đổi cách thức ăn uống: Thức ăn, nước uống nên bảo đảm vệ sinh, hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa, các món chiên, xào, thức ăn nhanh…để tránh làm "bệnh” trở nên trầm trọng hơn.
Các thức ăn sau đây có thể gây ra sình bụng: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v… Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước để tăng cướng bổ sung chất xơ cho cơ thể.
Nên hạn chế cà phê, sữa, các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (đây là loại đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).
Tập thể dục đều đặn: thường xuyên vận động sẽ giúp cho cơ thể nói và hệ thống tiêu hóa được hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Đối với người táo bón do rối loạn tiêu hóa, hãy kết hợp sử dụng thảo dược Vỏ hạt mã đề để giúp bệnh nhanh khỏi mà lại an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về hội chứng rội loạn tiêu hóa mà bạn cần biết để có thể giúp cơ thể tốt hơn mỗi ngày. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn, chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
>>> Xem thêm: Khái quát những nguyên nhân rối loạn tiêu hóa chủ yếu