Những điều cần biết khi sử dụng thảo dược hạt methi ấn độ
by Admin
|Cập nhật: 10 phút
Các hiệu ứng phụ và cảnh báo.
-
Trên người ra mồ hôi có mùi si rô và nước tiểu có thể cũng có mùi si rô niệu.
-
Tùy theo cơ địa của mỗi người nên đôi khi sử dụng hạt Methi sẽ gây tình trạng đi cầu phân lỏng và hiệu ứng này sẽ hết khi ngừng sử dụng Methi.
-
Không nên sử dụng hơn 100gr hạt Methi mỗi ngày, bởi nó có thể gây đau bụng và buồn nôn. Liều dùng tốt nhất được đề nghị là ít hơn 80g mỗi ngày.
-
Tránh sử dụng hạt Methi ngoài da nhiều lần, vì nó có thể dẫn đến những phản ứng da không mong muốn.
-
Việc sử dụng hạt Methi Ấn Độ (ăn hoặc uống) ở trẻ em hoặc bà mẹ mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ có thể dẫn đến chẩn đoán sai bệnh xi rô niệu do trong Methi có chứa hàm lượng sotolone gây chuẩn đón nước tiểu sai.
Sử dụng cẩn thận hoặc tránh dùng nếu bạn có tiền sử về
- Dị ứng với đậu phộng: Hạt Methi có cùng họ với đậu phộng, vì thế nó có thể gây ra hiện tượng dị ứng ở những người dùng có dị ứng với những thực phẩm này. Đã có hai trường hợp được phát hiện là có dị ứng với hạt Methi.
- Chứng hypoglycemia (đường trong máu thấp dưới mức bình thường): hạt Methi có tác dụng làm giảm mức glucose trong máu, đồng thời có thể làm giảm cholesterol trong máu. Liều dùng cao hơn liều đề nghị (xem bảng trên) có thể dẫn đến chứng hypoglycemia ở một số bà mẹ
- Tiểu đường: chỉ nên dùng hạt Methi khi bạn có khả năng kiểm soát mức glucose trong máu tốt. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng hạt Methi và chỉ cần theo dõi chặt chẽ mức glucô trong máu khi đói và sau khi ăn.
- Hen suyễn: hạt Methi được xem là một phương thuốc tự nhiên đối với bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, việc hít phải bột Methi có thể gây hen suyễn và một số triệu chứng dị ứng.
Tương tác với thuốc tây
- Hạn chế việc sử dụng chung Methi với thuốc tây và các loại thảo dược khác. Vì nó có thể làm chậm quá trình hấp thụ tác dụng của thuốc do thành phần chất nhầy trong Methi
- Insulin: Methi làm giảm mức đường trong máu vì thế có thể cần phải điều chỉnh liều dùng insulin
- Glipizide và các loại thuốc trị tiểu đường khác: Methi làm giảm mức đường trong máu và có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc này.
- Heparin, vafarin và các thuốc chống đông máu khác: Cây Methi có chứa một số hợp chất cumarin. Tuy chưa có bất kỳ nghiên cứu nào, nhưng nếu sử dụng Methi chung với các loại thuốc này có thể gây chảy máu.
- Thuốc trị suy nhược, trầm cảm: Trong Methi có chứa amin, là chất có khả năng tăng cường tác dụng của các loại thuốc này.
>>> Xem thêm: Trị bệnh tiểu đường với sản phẩm hạt methi