Chỉ số đường huyết là gì? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Đường huyết là một thuật ngữ trong y học chỉ lượng đường trong máu ở mỗi người, được xác định qua chỉ số đường huyết, nó liên quan mật thiết đến căn bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường là bệnh sẽ theo bệnh nhân suốt đời, không thể điều trị khỏi hoàn toàn, chi phí điều trị rất tốn kém mà có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đường huyết là một thuật ngữ trong y học chỉ lượng đường trong máu ở mỗi người, được xác định qua chỉ số đường huyết. Vậy chỉ số đường huyết là gì? chỉ số đường huyết ở người bình thường, ở người bị tiểu đường là bao nhiêu? Hãy dành ít phút để đọc bài viết này nhé!

đo chỉ số đường huyết giúp bạn biết được nồng độ đường glucose có trong máu là bao nhiêu, chỉ số này có thể tăng cao nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều thức ăn chứa đường và tinh bột.

Chỉ số đường huyết là gì? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết, tên tiếng anh đầy đủ là Glycemic Index (viết tắt là GI) là chỉ số phản ánh nồng độ glucose – một loại đường đơn  có trong máu, chỉ số này sẽ biến động mạnh khi cơ thể hấp thụ những thức ăn giàu chất tinh bột, đường: cơm, bánh mỳ, bún, sữa béo, đồ ngọt,…

Đường huyết trong máu luôn thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí khác nhau từng giai đoạn trong ngày.

Đường huyết thường được đo bằng một thiết bị nhỏ chuyên dụng, đơn vị đo của chỉ số là milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Để chuyển đổi đơn vị, chúng ta tính như sau:

-    Từ mmol/L -> mg/dL bằng cách nhân (x) với 18

-    Từ mg/dL -> mmol/L bằng cách chia (:) cho 18

chỉ số đường huyết có thể thay đổi lên xuống vào những thời điểm khác nhau trong ngày, chúng có thể tăng lên khi bạn ăn và giảm xuống khi bạn đói bụng hoặc sau khi vận động

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết ở người bình thường là bao nhiêu?

Đường huyết thường tăng lên đáng kể sau khi ăn và giảm đi khi bạn đói, hay sau khi bạn tập thể dục, vận động cơ thể.

Đường huyết được đo lường bằng nhiều cách, bao gồm: Xét nghiệm glucose máu lúc đói (FTG), đo đường huyết sau ăn, nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT) và HbA1c.

Mức đường huyết thế nào là bình thường còn phụ thuộc vào từng phương pháp đo lường:

  • Đường huyết đo lúc đói:

Đường huyết đo lúc đói sẽ tiến hành đo lần đầu vào buổi sáng trước khi ăn sáng hay uống bất kỳ thức uống nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng từ 70 mg/dL (3.9 mmol/L) đến 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.

  • Đường huyết sau ăn:

Nếu chỉ số đường huyết sau ăn từ 1-2 giờ đồng hồ là dưới 120mg/dL (6.6 mmol/L) thì đó là chỉ số đường huyết thể hiện đường huyết trong máu bạn bình thường, không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

  • Nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT)

Nghiệm pháp này giúp kiểm tra lượng glucose trong huyết tương sau khi người bệnh uống 75gr glucose. Nếu chỉ số OGTT dưới 200mg/dL (11.1 mmol/L) là bình thường.

  • Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)

Kết quả sau xét nghiệm HbA1c là dưới 48mmol/mol (6,5%) là bình thường.

Khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì bệnh nhân có đường huyết thấp, dễ bị hạ đường huyết, cần được tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, để đường huyết tiếp tục giảm có thể khiến bệnh nhân nguy hiểm đến tinh mạng, rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

Nhưng nếu lượng đường trong máu cao, chỉ số đường huyết cao hơn các chỉ số ở mức bình thường kể trên do khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy, bệnh nhân mắc chứng bệnh tiểu đường, có thể làm mạch máu bị xơ cứng, còn gọi là xơ vữa động mạch, kéo theo nhiều biến chứng cho thận, não bộ, tim mạch, gây suy giảm miễn dịch cơ thể, suy giảm thị lực, ...

 

chỉ số đường huyết cao hơn hay thấp hơn mức bình thường đều có hại cho cơ thể, có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm tính mạng

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Duy trì lượng đường huyết trong máu, chỉ số đường huyết ở mức an toàn, bình thường là điều cần thiết mà bất kì ai cũng cần thực hiện, vì đó là chìa khóa để phòng ngừa và giảm thiểu các tác hại của bệnh đái tháo đường đối với cơ thể. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, tích cực tham gia thể dục thể thao và sử dụng thuốc nếu cần thiết để giữ chỉ số đường huyết luôn ổn định, ở mức an toàn.