Bệnh táo bón

Táo bón là bệnh về tiêu hóa thường gặp, đặc biệt với người cao tuổi thì nguy cơ càng cao và nặng. Người được xem là bị táo bón khi quá 3 ngày chưa đi hoặc đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần, có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn hay vón cục, mỗi khi đi ngoài phải rặn mạnh.

Bệnh táo bón Táo bón là bệnh về tiêu hóa thường gặp, đặc biệt với người cao tuổi thì nguy cơ càng cao và nặng. Người được xem là bị táo bón khi quá 3 ngày chưa đi hoặc đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần, có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn hay vón cục, mỗi khi đi ngoài phải rặn mạnh.

Bệnh táo bón Bệnh Táo bón thường xuyên sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu. Phân và các chất cặn bã, chất độc do các vi sinh vật trong đường ruột bài tiết không được tống ra theo phân mà đọng lại lâu ở đại tràng, trực tràng, cơ thể hấp thu cùng với nước gây độc hại cho cơ thể, làm cho người bệnh lúc nào cũng thấy mệt mỏi, lười ăn, chán ăn, thậm chí bỏ bữa.

Bệnh táo bón

Táo bón còn có thể dẫn đến nhiều nguy cơ khác có thể nguy hại đến tính mạng. Các bệnh nhân bị các bệnh tim mạch như suy tim, bệnh mạch vành, nếu phải gắng sức rặn dễ dẫn đến đột tử do nhồi máu cơ tim.

Bệnh Táo bón nếu để lâu ngày sẽ dẫn tới bị bệnh trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng.

Nguyên nhân bệnh táo bón

Bệnh táo bón Do dinh dưỡng: những người bị táo bón thường có chế độ ăn không hợp lý, đặc biệt với những người ăn ít chất xơ. Người có chế độ ăn kiêng khắt khe cũng dễ bị táo bón.

Bệnh táo bón Uống ít nước: nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể và giúp thức ăn dễ tiêu hóa. Khi lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, rất dễ gây bệnh táo bón.

Bệnh táo bón

Bệnh táo bón Do tâm lý: thói quen nhịn đi cầu, đặc biệt là vừa đi vừa đọc sách, báo làm kéo dài thời gian đại tiện cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón.

Bệnh táo bón Một số nguyên nhân khác: bệnh lý ở đại tràng, các bệnh nội tiết như suy giáp trạng, cường giáp trạng... Sử dụng thuốc làm giảm chức năng vận chuyển đại tràng như: thuốc giảm đau, thuốc điều trị tăng huyết áp. Nghề nghiệp phải ngồi lâu, ít vận động cũng là một nguyên nhân của bệnh táo bón.

Phòng và trị bệnh táo bón

Bệnh táo bón

Bệnh táo bón Phòng bệnh bằng cách tập luyện thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng; ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, uống đủ lượng nước trong ngày; xoa bóp bụng hàng ngày để quá trình co bóp đại tràng đẩy phân di chuyển trong ruột được dễ dàng; tăng cường vận động, nhất là những người mà công việc buộc phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, lái xe, …

Bệnh táo bón Việc trị táo bón với thuốc nhuận tràng thường có tác dụng nhanh, hiệu quả trong những trường hợp cấp cứu. Tuy nhiên, nếu dùng dài ngày có thể làm cho táo bón bị nặng thêm hoặc tổn thương đại tràng vĩnh viễn. Khuynh hướng được nhiều chuyên gia khuyên dùng và nhiều người lựa chọn là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên do tính hiệu quả, không gây tác dụng phụ.

Phòng và trị bệnh táo bón bằng Vỏ hạt Mã Đề

Bệnh táo bón

Vỏ hạt Mã Đề, với hàm lượng chất xơ và chất nhầy cao, khi vào trong đường tiêu hóa sẽ hấp thụ nước, trương nở, tạo ra chất nhầy. Điều này sẽ giúp làm tăng thể tích và mềm phân, giúp đẩy chất thải ra ngoài nhanh và dễ dàng.