Đau bao tử hay đau dạ dày là một khái niệm chỉ về những cơn đau bị tổn thương ở dạ dày như loét và viêm dạ dày. Bài viết sau sẽ đề cập tất cả những gì liên quan đến căn bệnh này từ căn nguyên của bệnh, biểu hiện, cách điều trị, cách ăn uống nhằm giúp bạn có cách nhìn tích cực và lạc quan hơn về căn bệnh này cũng như điều trị bệnh đúng hướng.
Triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá. Bệnh này hay xảy ra với những người thường xuyên phải thức đêm, ăn uống không phù hợp với cơ thể và đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Bệnh đau dạ dày có nhiều biểu hiện khác nhau và dễ lầm lẫn với các chứng bệnh khác như đau bụng do tiêu hóa kém. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết về bệnh đau dạ dày.
Đau thượng vị
Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường có ở tất cả những người bị mắc các bệnh lý tá tràng. Người bệnh bị đau thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cách xa mũi ức. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chịu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá. Người có biểu hiện này có thể kém ăn do hệ tiêu hóa không tiêu, tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, kém ăn.
Lưu ý: Tất cả những người có biểu hiện kém ăn không phải ai cũng mắc bệnh dạ dày, mà đây có thể do các bệnh lý khác có liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần.
Ợ chua, ợ hơi
Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức (dấu hiệu đau thượng vị).
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng. Nếu việc này tiếp diễn nhiều thường xuyên sẽ dẫn tới những hậu quả như: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss). Ngoài ra, khi nôn nhiều cơ thể sẽ bị rơi vào tình trạng bị mất nước và kéo theo là tụt huyết áp. Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.
Chảy máu tiêu hóa
Chảy máu tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Biểu hiện này rất nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho con người trong thời gian ngắn vài giờ thậm chí có thể trong vài phút chính vì thế cần đưa người bệnh có triệu chứng này đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị. Những biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy của chảy máu tiêu hóa là như bị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Khi người bệnh có hiện tượng này là do những bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…
Những nguyên nhân chính gây ra đau dạ dày
Tuổi tác và sinh hoạt
Những số liệu thống kê đã cho thấy tuổi tác càng cao cũng ảnh hưởng đến việc bị đau dạ dày; những người sử dụng thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao hơn bình thường. Những bệnh nhân đau loét dạ dày có tới 80% trường hợp bị gây ra bởi Helicobacter Pylori- một loại vi khuẩn trong dạ dày. Ngoài ra, có gần ¼ người bị mắc phải Helicobacter Pylori tuy nhiên dạ dày vẫn chưa bị loét.
Khi bắt gặp các tác nhân thuận lợi như người bệnh sử dụng nhiều thuốc lá và cafe, Helicobacter Pylori có khả năng làm tăng độc tính gây ra đau dạ dày, nghiêm trọng hơn là loét dạ dày. Sử dụng những loại thuốc giảm đau quá nhiều là nguyên nhân đứng thứ hai có khả năng gây ra đau dạ dày và viêm dạ dày. Lý do là vì những loại thuốc kháng sinh đều khiến cho chất prostagladine- một chất giúp bảo vệ da bị giảm sút.
Thức ăn được nhai ở miệng rồi xuống đến dạ dày. Kế đến, dạ dày biến thức ăn thành các loại chất để cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn nhờ vào việc tiết nhiều men tiêu hoá và axit. Tuy nhiên, chính men và axit cũng có hại cho chính dạ dày, còn dạ dày lại tiết chất nhầy có khả năng tránh những tác hại gây ra bởi men tiêu hoá và axit. Ở tình trạng cơ thể bình thường, hai quá trình trên xảy ra cân bằng, bão hòa giúp dạ dày tránh khỏi những tổn thương.
Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau thường xuyên gây viêm loét dạ dày.
Trên thực tế, có nhiều tác nhân gây đau dạ dày và loét dạ dày: nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, lạm dụng các loại thuốc giảm đau, ăn uống thiếu hợp lý, tinh thần bị căng thẳng…Khi những yếu tố trên xảy ra liên tục sẽ gây ra bệnh đau dạ dày, loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính.
Theo những số liệu thống kê của Bộ Y Tế, có đến hơn 15% trường hợp sử dụng thường xuyên những loại thuốc giảm đau trên 3 tháng bị đau loét dạ dày. Hàng năm, có đến 50% tới 80% bệnh nhân nhập viện do đau dạ dày thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh. Các bác sĩ của Trigaicotsong.com cho biết, nếu liên tục sử dụng thuốc giảm đau hay kháng sinh trên 1 năm có thể gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày.
Căng thẳng thần kinh (streess)
Những nguyên nhân như đời sống bị căng thẳng, công việc gây ra nhiều áp lực, ăn uống thiếu điều độ… đều ảnh hưởng tới mức độ hoạt động của cơ thể, dẫn đến những căn bệnh dạ dày. Áp lực học hành và công việc cũng gây ra đau dạ dày.
Các nguyên nhân khác dẫn đến viêm loét tá tràng và dạ dày
Ngoài các nguyên nhân chính trên, thực tế cũng ghi nhận một vài nguyên nhân sau đây cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày
1. Chế độ ăn uống thiếu hợp lý:
Ăn đồ ăn quá cay, nóng hay quá chua.
Ăn nhiều lipit.
Ăn uống thiếu dinh dưỡng trong một thời gian dài.
2. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Nghiện rượu, bia, thuốc lá.
Thói quen ăn uống hấp tấp, không nhai kỹ.
Giờ giấc ăn ngủ bất bình thường,
Ăn trái bữa thường xuyên, thói quen ăn khuya,
Mức độ ăn uống không cân bằng, lúc thì ăn quá no, lúc lại nhịn đói.
3. Do nội tiết tố:
Mắc các bệnh như xơ gan, bệnh cushing, hạ đường huyết hay tiểu đường…
Những biến chứng của bệnh đau dạ dày phổ biến nhất hiện nay
Viêm loét tá tràng và dạ dày
Hành tá tràng và xuất huyết bao tử chiếm gần một nửa số những ca xuất huyết tiêu hóa, đồng thời là một biến chứng khá nghiêm trọng của bệnh đau bao tử thông thường. Những triệu chứng của bệnh dựa trên sự xuất huyết nhiều hay ít, tuy nhiên, thường gặp nhất là tình trạng bị đau phần thượng vị hay tiền sử bệnh có bị hành tá tràng hoặc viêm loét bao tử, thổ huyết bất chợt, xuất hiện phân đen khi đại tiện, có những biểu hiện của sự thiếu máu: mạnh nhanh, niêm mạc nhợt nhạt, da xanh, dễ tụt huyết áp.
Khi bị đau dạ dày ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị choáng, nặng hơn là ngất xỉu hay sốc mất máu. Hành tá tràng và viêm loét bao tử là những bệnh cấp và mãn tính ở niêm mạc tá tràng và dạ dày, gây ra bởi một hay một vài nguyên nhân chủ yếu.
Hiện nay, những trường hợp mắc bệnh đau dạ dày, viêm loét tá tràng và dạ dày ngày càng phổ biến, nhất là giới nhân viên văn phòng.
Khi bị viêm loét tá tràng hay dạ dày, dấu hiệu đầu tiên của bệnh là ợ chua, ợ hơi, tiêu hóa chậm, đau thượng vị theo kỳ, có thể nhận thấy sau khi ăn đồ ăn cay, nóng hoặc chua hay đôi lúc tinh thần bị căng thẳng. Nếu không được chữa kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn trong việc điều trị, có khả năng gây ra các biến chứng: hẹp môn vị, lủng tá tràng, dạy dày, xuất huyết tiêu hóa…
Trào ngược dạ dày, thực quản
Trào ngược dạ dày, thực quản là trào ngược chất ở dạ dày đến thực quản. Có thể không xuất hiện quá nhiều như viêm loét tá tràng, dạ dày, nhưng chứng bệnh trào ngược dạ dày, thực quản đang có chiều hướng tăng theo cuộc sống hiện đại ngày nay.
Chứng trào ngược dạ dày, thực quản chỉ tình trạng trào ngược những chất ở dạ dày đến thực quản. Chứng bệnh này không những gây cho người bệnh sự khó chịu mà còn đem lại nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như hẹp, loét, xuất huyết thực quản, hay nặng nhất là ung thư. Việc đi khám sớm, chữa bệnh kịp thời và đúng đắn giúp giảm bớt những biến chứng đó.
Với những biểu hiện tiêu biểu như ợ chua, ợ nóng, khó nuốt, buồn nôn thường hay bị lầm tưởng với những căn bệnh khác của hệ tiêu hóa, do đó, việc nhận định chính xác bệnh là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê, chocolate, thuốc lá hay ăn những loại đồ ăn nhiều mỡ, cà phê; người đang bị tiểu đường, béo phì, thai phụ... có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản cao hơn bình thường.
Cách chữa trị bệnh đau dạ dày hiệu quả nhất
Nếu bạn đã từng thử qua nhiều cách chữa viêm loét dạ dày, đau dạ dày, tá tràng cấp & mãn tính mà vẫn không khỏi thì Thảo dược Hoa Đà chính sự lựa chọn hiệu quả để bạn tạm biệt căn bệnh này. Thảo dược Hoa Đà là thương hiệu uy tín nhiều năm tại thị trường Việt Nam và được phân phối chính thức qua trang web thaoduocgiatruyen.com.vn. Với trị phương thức gia truyền đặc trị bệnh dạ dày đặc biệt là các bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng cấp & mãn tính, thảo dược Hoa Đà có thể trị tận gốc bệnh dạ dày trong tối đa 1-2 sản phẩm, 100% bằng cây thuốc Việt Nam.
Được bào chế bởi Đông Y Sĩ Cảnh Thiên - Người có kinh nghiệm hơn 50 năm về Đông Y.
Thay vì chọn lựa bằng phương pháp Tây Y: uống thuốc kháng sinh liều cao với chi phí tốn kém và nhiều tác dụng phụ. Hãy lựa chọn Thảo dược Hoa Đà đây là phương pháp cực kỳ tốn kém, mà cuối cùng hầu hết tất cả các bệnh nhân không thấy bệnh quay lại sau 1 tháng.