Khái niệm - triệu chứng
Cao huyết áp là một rối loạn tim mạch khi mà huyết áp tối đa lớn hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg trở lên. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về tim và đột quỵ. Cao huyết áp hình thành khi sức cản lưu thông máu trong hệ tim mạch quá cao, dẫn đến làm tăng lực ép của máu lên thành mạch máu.
Tùy theo thể trạng từng người mà có các triệu chứng của bệnh cao huyết áp khác nhau như: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt… Triệu chứng có thể dữ dội hơn, gây đau vùng tim, giảm thị lực, khiến thở gấp, mặt đỏ bừng tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng…
Bệnh cao huyết áp nếu để lâu sẽ dẫn đến suy tim, làm cho việc cung cấp máu đến các bộ phận trong cơ thể không đủ, làm cho cơ thể mau mệt, choáng váng, khó thở.
Trường hợp cao huyết áp do máu bị nhiễm mỡ, cục máu đông làm tắc nghẽn lòng mạch máu sẽ làm cho máu đến nuôi tim bị giảm và làm cho tim bị tổn thương. Phần tim thiều máu nuôi trầm trọng có thể bị chết và gây ra hiện tượng chết cơ tim cấp tính.
Cao huyết áp làm tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể (như não, mắt, thận, …) dẫn đến các biến chứng tai biến mạch máu não, suy thận, giảm thị giác.
Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp.
Một số trường hợp là do uống rượu, cholesterol cao, bệnh thận, khuyết tật mạch máu bẩm sinh, các khối u tuyến thượng thận hoặc do một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, thuốc cảm cúm,…
Các yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp: di truyền, tuổi tác (người già dễ bị hơn), giới tính (phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao), chủng tộc, cân nặng, lối sống ít vận động, hút thuốc, khẩu phần ăn mặn hoặc thiếu kali hoặc vitamin D, stress, …
Phòng và trị bệnh cao huyết áp hiệu quả
Cao huyết áp cần được chữa trị cẩn thận để giảm thiểu những biến chứng. Việc chữa trị tùy vào mức độ của căn bệnh cũng như nhiều yếu tố khác.
Các phương pháp chữa trị lúc chưa cần dùng đến thuốc
Giảm cân nếu béo phì, ăn các loại thực phẩm ít mặn và ít chất béo, bỏ thuốc lá, bớt uống rượu, thường xuyên vận động. Đồng thời, có thể sử dụng thảo dược để hỗ trợ phòng ngừa những tác dụng phụ của thuốc. Thảo dược có rất nhiều loại giúp huyết áp ổn định hơn, đặc biệt thảo dược nào giúp giảm mỡ đều hỗ trợ cho huyết áp như chè xanh, lược vàng, …
Về mặt chữa bằng thuốc
Nên nhờ tư vấn của chuyên gia. Nếu đã uống thuốc thì nên uống thuốc đều, không nên tự thay đổi lượng thuốc hoặc ngưng thuốc khi thấy áp huyết đã xuống lại bình thường và nhớ trở lại tái khám đúng hẹn với bác sĩ. Cao huyết áp là bệnh kinh niên do đó cần chữa trị cẩn thận.
Thảo dược CELERY – Giải pháp tuyệt vời cho người cao huyết áp
Với thành phần chứa nhiều canxi, magie, kali, phthalide, CELERY có tác dụng làm hạ huyết áp và giúp cho hệ tim mạch được khỏe mạnh.
Các cục máu đông góp phần vào việc làm cứng thành động mạch dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Coumarin trong CELERY là những chất làm loãng máu tự nhiên giúp ngăn ngừa đông máu, nhờ đó làm giảm nguy cơ cao huyết áp.
CELERY với khả năng lợi tiểu mạnh giúp làm tăng việc đào thải nước tiểu, làm giảm thể tích máu và từ đó làm giảm huyết áp.
Cuối cùng, CELERY cũng có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và điều này cũng góp phần làm giảm nguy cơ cao huyết áp.
Công dụng của trà Celery
Trà Celery được sử dụng hơn 1000 năm trong y học, ngày nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Trà Celerylà một trong số ít thảo được được WHO, FDA khuyên dùng hàng ngày, tốt cho sức khỏe, huyết áp.