Bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về i-ốt, sự quan trọng của i-ốt, i-ốt có ở đâu, bổ sung i-ốt như thế nào cho đúng, lượng i-ốt chúng ta cần cung cấp mỗi ngày là bao nhiêu, những căn bệnh chúng ta sẽ đối mặt nếu thiếu hoặc thừa i-ốt là gì?... mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau nhé.
I-ốt là gì?
I-ốt là một vi chất quan trọng cần thiết cho sự sống của nhiều sinh vật, trong đó có con người. Tuyến giáp dùng iot để tổng hợp các hoomon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển các bộ phận trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục, da, lông,tóc và duy trì năng lượng hoạt động cho cơ thể.
Sự quan trọng của i-ốt?
I-ốt cần thiết cho sự phát triễn thể chất và trí tuệ nhất là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, sẽ rất nguy hiểm nếu cơ thể thiếu iot vì như vậy sẽ gây ra thiếu hoocmon tuyến giáp và gây ra một số rối loạn khác trong cơ thể dẫn đến bướu cổ, sảy thai, thai chết lưu, di tật thai nhi, thiểu năng trí tuệ,chậm phát triển, giảm khả năng lao động…
Ngoài ra i-ốt được dùng nhiều trong ngành y học, ngành nhiếp ảnh và ngành nhuộm…
I ốt có ở đâu?
I-ốt tự nhiên có trong đất, nước, không khí, trong lương thực, thực phẩm như thịt, cá, các loại hạt, rau quả nhất là những loại rau có màu xanh đậm và chứa nhiều nhất trong tất cả các loại hải sản. Vì chế độ ăn của chúng ta không bổ sung đủ lượng i-ốt mà cơ thể cần nên i-ốt được các cơ sở sản xuất muối bổ sung vào muối ăn.
Lượng i-ốt mà cơ thể cần cung cấp mỗi ngày
Bổ sung i-ốt hợp lý :
I-ốt là một vi chất có trong tự nhiên hoặc trong một số loại thực phẩm và trong muối ăn được bổ sung i-ốt, nhưng không phải là cứ ăn muối i-ốt thật nhiều để bổ sung i-ốt việc làm này là phản khoa học. Chúng ta cần hiểu rõ là i-ốt có trong đa phần các loại thực phẩm mà chúng ta dung nạp hàng ngày, tuy nhiên chúng chưa đủ cho một cơ thể mà cần bổ sung thêm qua loại gia vị mà nhà nào cũng phải có là muối i-ốt.
Thành phần muối iot trong một số thực phẩm chứa nhiều iot
-
Phô mai chứa 200mcg/100g
-
Trứng gà chứa 169mcg/100g
-
Sữa bột tách béo chứa 130mcg/100g
-
Sữa bột toàn phần chứa 110mcg/100g
-
Tảo biển chứa 90mcg/100g
-
Hải sản chứa 60mcg/100g
-
Bắp cải chứa 20mcg/100g…
Cuộc sống tân tiến khẩu vị con người dần thay đổi, nhu cầu ăn ngon hơn dẫn đến xu hướng giảm sử dụng muối ăn trong chế biến thức ăn mà thay vào đó là các loại hạt nêm, nước mắm, nước tương…các loại gia vị làm mặn khác, đó cũng chính là nguyên nhân lý giải tình trạng thiếu hụt i-ốt gia tăng và cũng tỷ lệ thuận với số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về thiếu i-ốt đang tăng cao. Chính vì thế mà chúng ta cần phải điều tiết và bổ sung i-ốt vào khẩu phần ăn hàng ngày dựa vào bảng chuẩn về chế độ i-ốt cần mà cơ thể cần.
Những nguy hại nếu thiếu hoặc thừa i-ốt
I-ốt là một vi chất cần cho sự phát triển và hoạt động của các tế bào, mặc dù mỗi ngày chỉ cung cấp một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu, nhưng nếu vì vậy mà cung cấp quá nhiều i-ốt cũng sẽ gây những nguy hại không lường trước được. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem thiếu hoặc thừa i-ốt sẽ nguy hiểm như thế nào nhé.
Thiếu iot gây bệnh gì?
Cơ thể không thể tự nhiên tổng hợp được i-ốt mà phải cung cấp từ bên ngoài qua thực phẩm, nguồn thực phẩm cũng như lượng i-ốt có trong thực phẩm , i-ốt lại dễ hao hụt trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm vì vậy cơ thể dễ thiếu lượng i-ốt mà nó cần. I-ốt rất quan trọng trong quá trình tuyến gáp sản sinh tổng hợp hoocmon điều chỉnh sự phát triển các cơ quan và hệ thần kinh trong cơ thể.
Phụ nữ mang thai thiếu i-ốt dễ gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu
Trẻ sơ sinh thiếu i-ốt sẽ chậm phát triển trí tuệ, dần độn, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và tử vong.
Trẻ nhỏ thiếu i-ốt sẽ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển tâm thần, hạn chế phát triển chiều cao, cân nặng và suy dinh dưỡng, nói ngọng, nghễnh ngãng
Người trưởng thành thiếu i-ốt dễ bị bướu cổ, thiểu năng tuyết giáp, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động cơ thể, gây mệt mỏi, mất tập trung, đãng trí…
Theo WHO thiếu i-ốt cho dù ở thể nhẹ cũng lấy đi 13,5IQ của mỗi trẻ, làm giảm trí tuệ và khả năng tiếp thu của trẻ. Trên toàn thế giới từ năm 1993 đến năm 2003 theo thống kể của WHO có 707,7 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 6-12 tuổi bị bướu cổ trên tổng số 848 triệu em, chiếm 83,5 % tỉ lệ trẻ em toàn thế giới trong đó Việt Nam nằm trong khu vực thiếu i-ốt cao nhất chiếm 95,7%. Dù vậy, nhưng qua khảo sát có tới 47% học sinh hoàn toàn không có hiểu biết về sự quan trọng của i-ốt, mặc khác đa số phụ huynh có hiểu biết về sự quan trọng của i-ốt nhưng chưa thực sự quan tâm.
Thừa iot gây bệnh gì?
Thừa i-ốt nguy hiểm không thua kém việc thiếu i-ốt, i-ốt là một vi chất cần thiết cho con người một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu cũng không thể thừa. Cũng chính vì thiếu hiểu biết người dân Viết Nam dẫn đầu về thiếu i-ốt và cũng chính vì vậy mà việc thừa i-ốt lại xảy ra do việc tuyên truyền không đến nơi đến chốn, chỉ tuyên truyền một khía cạnh cần bổ sung i-ốt nhưng không rõ ràng là cần bao nhiêu và bổ sung như thế nào dẫn đến người dân ăn muối i-ốt bất chấp vì sợ thiếu i-ốt. Ăn quá nhiều muối i-ốt cũng như bổ sung i-ốt quá đà cũng gây hại cho cơ thể, thừa i-ốt cũng gây ra những bệnh về tuyết giáp, bướu tim, và nguy hiểm hơn là ngộ độc i-ốt dẫn đến tử vong. Đã có những trường hợp xảy ra do ngộ độc i-ốt như: phì đại tuyết giáp, phù phổi, phù toàn thân và tử vong. Cũng có những quan niệm sai lầm về việc ăn muối để bổ sung i-ốt, nhưng lại không biết lựa chọn loại muối mà lại ăn những loại muối chứa ít hoặc không chứa i-ốt dẫn đến những bệnh về tim mạch, cao huyết áp, thận…
Thiếu hoặc thừa i-ốt đều là nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ
Thật vậy, thiếu hoặc thừa i-ốt cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ, bệnh bướu cổ hay còn gọi là basedow là bệnh cường giáp do hoormon tuyến yên suy giảm.
Bệnh bướu cổ có thể điều trị bằng thuốc tây và có khả năng phát lại, nam giới có khuynh hướng khó điều trị và cũng dễ tái phát do thường uống rượu và hút thuốc hơn nữ giới. Nguyên nhân gây ra bướu cổ không chỉ do thiếu hoặc thừa i-ốt mà còn một số nguyên nhân khác nữa như: rối loạn hoormon tuyến giáp bẩm sinh, do sử dụng một số thuốc như kháng giáp, kháng virus, thuốc tim amiodarone…do phơi nhiễm bức xạ… Bệnh thường có những biểu hiện rất rõ ràng như: cổ to hơn bình thường, mắt lồi, sụt cân nhanh chóng, đánh trống ngực, mất ngủ, khó nuốt. Bệnh bướu cổ tuy không quá đe đọa đến tính mạng nhưng nó cũng làm cho người bệnh mỏi, khó tập trung và có thể mất sức lao động vì vậy nếu có những triệu chứng nói trên về bướu cổ chúng ta nên thăm khám và tìm hướng điều trị tốt nhất.
Hãy sử dụng muối iot hàng ngày để có lượng iot vừa đủ cho cở thề và phòng tránh bệnh bướu cổ
Qua bài viết trên chúng tôi hy vọng các bạn đã có đầy đủ kiến thức về i-ốt để có thể bổ sung i-ốt vào bữa ăn gia đình chuẩn hơn để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về thiếu hoặc thừa i-ốt nhé.
Nếu bạn đang bị bệnh bướu cổ hãy tham khảo cách chữa trị bướu cổ của Hoa Đà