Đa số các bậc phụ huynh đều tin rằng chỉ số IQ quyết định sự thành công trong con đường học tập và trong công việc, cuộc sống của con mình sau này. Nhưng thực ra, ngoài chỉ số thông minh IQ, chỉ số cảm xúc EQ cũng là yếu tố quan trọng, góp phần phản ánh các năng khiếu cũng như kĩ năng về giao tiếp xã giao của trẻ, đóng góp lớn trong thành công sau này. Hãy tìm hiểu nhiều thông tin hơn về chỉ số EQ trong bài viết dưới đây.
Điều chắc hẳn bạn chưa biết về chỉ số EQ.
Chỉ số EQ là gì?
EQ là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh đầy đủ "Emotional Quotient" – được gọi là chỉ số cảm xúc, là một tính trạng số lượng dùng để đo lường trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của một người.
Người có chỉ số EQ cao sẽ có khả năng thấu hiểu và thực hành nghệ thuật, nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân với mọi người rất tốt, do vậy họ thường trở thành những nhà lãnh đạo giỏi.
Chỉ số EQ được nghiên cứu, sáng lập bởi hai nhà tâm lý học người Mỹ là Peter Salovey và John Mayer, đưa ra lần đầu tiên vào năm 1996. Nhưng thực chất trước đó một năm (1995), trong cuốn sách có từa đề Emotional intelligence của nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc, còn gọi là “sự thông minh của tâm hồn” hoặc “thông minh trong cảm xúc”.
Chỉ số EQ thể hiện rõ hơn khả năng nhận thức, hiểu biết và khả năng truyền đạt cảm xúc, ở trẻ em, những khả năng này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hòa đồng với bạn bè và phát triển nhiều kỹ năng xã hội khác như ứng xử, lãnh đạo nhóm, … do đó nói chỉ số EQ là nền tảng cho sự thành đạt của bé sau này là hoàn toàn có căn cứ.
Và cũng giống chỉ số IQ, chỉ số cảm xúc EQ được đo thông qua các bài Test EQ – kiểm tra EQ.
Điều chắc hẳn bạn chưa biết về chỉ số EQ.
Nhiều điều bạn chưa biết về chỉ số EQ:
Bressert đã đưa ra một kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số thông minh IQ chưa đủ để quyết định, làm nên thành công của bất cứ ai, IQ chỉ chiếm 10% - 25%, còn lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, bao gồm cả chỉ số EQ.
Chỉ số EQ – sự thông minh của cảm xúc sẽ bao gồm 5 phần:
-
Khả năng hiểu về bản thân
-
Khả năng kiểm soát bản thân
-
Động lực dẫn dắt hay hỗ trợ để đạt được mục tiêu
-
Cảm thông, quan tâm đến người khác
-
Kỹ năng xã hội, khả năng thuyết phục điều mình mong muốn ở người khác.
Và với những người có EQ cao, thường rất phù hợp với vai trò lãnh đạo bởi họ hội tụ các đặc điểm sau:
-
Luôn lạc quan dù khi rơi vào bất cứ một tình huống khó khăn nào, họ luôn biết cách suy nghĩ tích cực để cố gắng vượt qua khó khăn.
-
Không nuôi hận thù, biết kiểm soát cảm xúc của mình, không để sự ân oán, hận thù cá nhân làm ảnh hưởng đến học tập, công việc bởi họ kiểm soát tốt cảm xúc của mình.
-
Có khả năng tạo động lực cho bản thân và khuyến khích mọi người cùng với mình chinh phục những thử thách mới. Họ không nản chí khi gặp những chuyện không như ý muốn, không ngại chuyện thử thách bản thân, luôn có tham vọng trong công việc.
-
Có năng suất làm việc cao
-
Có tinh thần trách nhiệm, không có thói quen xấu là đổ lỗi cho người khác hay đổ lỗi cho các yếu tố khách quan không mong muốn.
Người có chỉ số EQ cao luôn có tinh thần lạc quan.
Tóm lại, chỉ số EQ là thước đo của trí tuệ, sự thông minh của cảm xúc, thể hiện khả năng trong giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng, khả năng thích ứng nhanh với cuộc sống trong mọi trường hợp. Điều này thật sự quyết định rất nhiều đến nền tảng về nhân cách và những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và thành công trong tương lai của mọi người.