Chỉ số IQ là gì? Cách đo chỉ số IQ

Những người có chỉ số IQ cao có khả năng nhanh nhạy hơn trong việc tiếp thu tri thức, thao tác, xử lý và phân tích thông tin so với những người có chỉ số IQ thấp hơn. Vậy chỉ số IQ là gì? Và làm cách nào để đo được chỉ số IQ này?

 

Khi nhắc tới những con người thông minh, học thức cao rộng, ta thường liên tưởng cđến con số chỉ số IQ cao của họ và ngược lại. Bởi những người có chỉ số IQ cao có khả năng nhanh nhạy hơn trong việc tiếp thu tri thức, thao tác, xử lý và phân tích thông tin so với những người có chỉ số IQ thấp hơn. Vậy chỉ số IQ là gì? Và làm cách nào để đo được chỉ số IQ này? Các bạn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu trong bài viết sau đây.

chỉ số IQ là chỉ số dùng để xác định giá trị thông minh của một người, giá trị IQ cao chứng tỏ người đó có khả năng tư duy, phân tích và xử lý thông tin nhanh hơn bình thường nhiều lần

Chỉ số IQ là gì? Cách đo chỉ số IQ

Chỉ số IQ là gì?

IQ là viết tắt của cụm từ tiếng anh "lntelligent Quotient”, có nghĩa là sự chia tính/ sự thông minh, là chỉ số được dùng để xác định giá trị thông minh của một người. Người có chỉ số IQ cao có khả năng thao tác, xử lý và phân tích thông tin ở mức độ chuyên sâu và tốc độ nhanh hơn người bình thường.

. Đây là một khái niệm được đưa ra lần đầu tiên trong cuốn sách Hereditary Genius vào cuối thế kỷ 19 của tác giả - nhà khoa học Francis Galton người Anh.

Sau đó, nó được học trò của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet phát triển qua các bộ câu hỏi trong bài trắc nghiệm để kiểm tra khả năng trí tuệ của trẻ em ở độ tuổi đi học nhằm phân loại trình độ học sinh để xếp những em thấp kém vào những lớp cần sự giáo dục đặc biệt hơn.

Sau thời gian tương đối dài áp dụng, Alfred Binet nhận thấy rằng những con số IQ này có mối liên hệ đến khả năng học, trí tuệ thông minh của các học sinh. Sau đó không lâu, nhà tâm lý học người Mỹ  - Giáo sư  Giảng viên trường đại học Standford Lewis Terman đã phát triển thêm bài trắc nghiệm qua các câu hỏi phức tạp hơn để áp dụng cho cả người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm đó là Stanford-Binet, nó nhanh chóng nhận được sự quan tâm trên khắp nước Mỹ vào năm 1917 và cho đến ngày nay.

chỉ số IQ có mối liên hệ chặt chẽ đến trí tuệ, khả năng phân tích và học tập của một người

Chỉ số IQ là gì?

Cách đo chỉ số IQ:

Để đo được chỉ số IQ của một người, bạn phải thực hiện các bài kiểm tra khả năng tư duy và lập luận logic, bao gồm nhiều câu hỏi về suy luận logic, số học, kiểm tra trí nhớ, kiến thức tổng quát, tính toán, so sánh, xếp hình, … tương ứng với từng đối tượng, từng độ tuổi phù hợp.

Chỉ số IQ được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc và trong xã hội của nhiều người, có nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng nó còn liên quan đến sức khỏe, tuổi thọ và cả ngôn ngữ người đó sử dụng.

Trong suốt cuộc đời, chỉ số IQ ít biến đổi nhưng không phải bất biến, ta có thể tác động để thay đổi chỉ số này. Các nhà giáo dục tin rằng nếu bạn học tập tích cực, tiếp thu nhiều tri thức thì hoàn toàn có thể hoàn chỉnh kiến thức để gia tăng IQ.

Và giai đoạn 20-30 tuổi, IQ phát triển cao nhất nhưng từ khi qua độ tuổi 30, chỉ số này tăng chậm và có thể giảm dần. Nhiều khi, vì gặp tai nạn hay bệnh lí cũng khiến chỉ số IQ thay đổi hoàn toàn với nhiều người.

Do đó, muốn phát triển trí thông minh của một người, tốt nhất hãy tác động nhiều nhất vào giai đoạn đầu đời cho tới lúc ở độ tuổi vị thành niên qua tiếp thu tri thức và thay đổi chế độ dinh dưỡng.

chỉ số IQ của một người có thể bị thay đổi do các tác động như độ tuổi, bệnh lý, chấn thương liên quan não bộ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Thực hiện các câu hỏi kiểm tra tư duy là cách đo chỉ số IQ.

Hy vọng, bài viết này hữu ích, giúp các bạn hiểu hơn về chỉ số IQ và cách đo chỉ số IQ cũng như bao điều thú vị xung quanh chỉ số này. Chỉ số này quan trọng nhưng không phải yếu tố kiên quyết mang lại thành công cho bản thân. Hãy luôn giữ sức khỏe tốt để tiếp thu được nhiều tri thức, luôn cố gắng để có cuộc sống hoàn thiện, đạt được những điều bạn mong muốn nhé!