Cây sầu đâu và những công dụng có thể bạn chưa biết

Lá sầu đâu đã quá  quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Nam Bộ. Lá sầu đâu làm gỏi là món đặc sản của người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhất là An Giang. Ở các chợ, sầu đâu được buộc sẵn thành từng bó, bán như các loại rau. Tuy lá sầu đâu phổ biến nhưng ít ai biết lá sầu đâu chữa bệnh tiểu đường cũng rất hiệu quả.

Cây sầu đâu được phân bố trước đây nhiều năm ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Indonesia và cũng xuất hiện ở Việt Nam khá lâu. Với người Ấn Độ, cây sầu đâu được tôn thờ là “Cây Thiêng” - cây thuốc quí lá của nó có thể sử dụng để điều trị nhiều bệnh về da, răng miệng, rối loạn đường huyết. Cùng bài viết dưới đây đi tìm hiểu về loài cây này và các công dụng đối với sức khỏe và cuộc sống có thể bạn chưa biết.

cây sầu đâu có phải là cây xoan là thắc mắc của nhiều người dân việt nam hiện nay

Hình ảnh cây sầu đâu

Cây sầu đâu là cây gì?

Sầu đâu còn gọi là neem, sầu đông, sầu đâu ăn gỏi, xoan Ấn Độ,… có tên khoa học là: Azdirachta indica Juss, f. Họ Xoan (Meliaceae).

Cây dạng thân gỗ, cây trưởng thành cao chừng 10-15m, tuổi thọ cây có thể lên tới 200 năm.

Hình ảnh cây sầu đâu chụp cận cảnh, một vị thuốc thần dược chữa được nhiều bệnh mà người dân ít biết đến

Hình ảnh cây sầu đâu

Lá sầu đâu xanh mướt, hình ngọn giáo với gốc không cân đối, mép có răng tù, mọc so le trên các cành lá dài 20-30cm, một cành lá dài gồm 6-15 đôi lá chét mọc đối nhau.

Hoa sầu đâu dạng chùm gồm nhiều hoa nhỏ, ở các kẽ lá, ngắn hơn cành lá. Hoa thơm màu trắng, dài có lông,có 10 nhị và núm nhuỵ phình lên với 3 gai và một vòng lông trên đầu.

hoa của cây sầu đâu có thể pha trà uống giúp trị hôi miệng, thanh nhiệt giải độc

Hình ảnh hoa sầu đâu

Quả sầu đâu là quả hạch màu đỏ, giống hình trái xoan, dài 2cm, có một vỏ cứng để đỡ và một hạt hoá gỗ. Thịt quả khi chính có màu đen.

Cây sầu đâu được thấy mọc hoang hay được trồng ở các tỉnh Hà Tiên, Châu Đốc, Cà Ná,... trên nước ta.

Chính vì các đặc điểm nhìn sơ qua khá giống với cây xoan, nên nếu không chú ý có thể bị nhầm lẫn với cây xoan.

Các công dụng ít ai biết của cây sầu đâu:

Điều trị các bệnh ngoài da, trị ghẻ lở, mun trứng cá, làm đẹp da:

Nhờ giàu vitamin C, lại chứa các hợp chất giống như aspirin giảm được tình trạng viêm tấy nên lá sầu đâu thường được xem là “thảo dược thần kì” giúp điều trị các vấn đề về da chẳng hạn như: ghẻ lở, dị ứng, vẩy nến, nấm da, chàm, mụn trứng cá, mụn đầu đen, vết thâm, nám, ngăn ngừa lão hóa da, trị gàu cho da đầu, viêm da đầu,...

Do đó, lá sầu đâu có thể sử dụng để gội đầu, đun nước tắm lá, hay làm mặt nạ dưỡng da để có được làn da khỏe mạnh hơn hoặc chế thuốc bôi ngoài da điều trị nhiều bệnh ngoài da kể trên.

 bạn có thể lấy lá sầu đâu nấu với nước dùng để tắm và bả lá xoan dùng để chà xát lên vùng da bị bệnh ghẻ lở để điều trị rất hiệu quả

Lá sầu đâu trị bệnh ghẻ lở và nhiều bệnh ngoài da khác

Chữa các bệnh về răng miệng:

Từ xưa tới nay, cây sầu đâu được sử dụng để điều trị nhiều bệnh liên quan đến răng miệng, nhờ chứa các thành phần có công dụng phòng ngừa bệnh nha chu, có thể chống lại sâu răng, nhiễm trùng miệng, ngăn ngừa sự hình thành vi khuẩn gây mùi hôi trong miệng.

Do vậy,chiết xuất lá sầu đâu được sử dụng trong một số loại kem đánh răng.

Kiểm soát đường huyết, điều trị bệnh tiểu đường:

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng: lá sầu đâu rất hiệu quả trong việc giảm bớt nồng độ glucose trong cơ thể, vì nó kiểm soát tuyến tụy tiết insulin, từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu trong mức cho phép. Chẳng thế mà ngành công nghiệp dược phẩm của nhiều nước đã ứng dụng chiết xuất từ cành, lá sầu đâu để áp dụng trong các loại thuốc trị bệnh đái tháo đường do thiếu insulin, lọc máu, cao huyết áp và rối loạn nhịp tim, giảm mỡ và cholesterol trong máu. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào và kháng các tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư…

Làm thuốc diệt côn trùng an toàn mà hiệu quả:

Lá sầu đâu được dùng làm thuốc diệt côn trùng, sâu bọ kí sinh và không gây ngộ độc, nguy hiểm như khi dùng thuốc hóa học trừ sâu. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta cho lá sầu đâu vào chum đựng các loại hạt ngũ cốc, gạo… để tránh phát sinh nấm, sâu mọt hoặc dùng nước sắc lá sầu đâu (4kg lá trong 10 lít nước) phun lên lá cây bị sâu bọ ăn hại.

Ngoài các công dungj chữa bệnh , lá của cây sầu đâu cũng có thể dùng để xua đuổi côn trùng 1 cách hiệu quả bởi mùi hương đặc trưng

Lá sầu đâu có nhiều công dụng tuyệt vời

Tác dụng và cách dùng cây sầu đâu trong Đông y:

Theo Đông y, sầu đâu cứt chuột có vị đắng, có độc, vào kinh đại tràng, điều trị được nhiều chứng bệnh.

Các bài thuốc trị bệnh từ lá sầu đâu như sau:

  • Chữa viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, sỏi túi mật:

 Sầu đâu cứt chuột 10g, Kim tiền thảo 40g, Nhân trần 40g, Sài hồ 16g, Mã đề 16g, Chi tử 12g, Chỉ xác 8g, Uất kim 8g, Đại hoàng 4g.

Các vị thuốc sao vàng, hạ thổ, sắc uống ngày một thang, uống ít nhất 30 ngày.

  •  Chữa lỵ cấp tính, đau quặn bụng, mót rặn nhiều, đại tiện ra chất nhầy (xích bạch lỵ), có sốt, sợ lạnh:

 Sầu đâu cứt chuột, Hoàng liên gai, hạt dưa hấu, bồ kết, hạt cau, Đại hoàng mỗi vị 20g, sao vàng, tán thành bột.

Mỗi ngày 20g, chia làm 2 lần, hòa với nước ấm để uống.

  •  Chữa lỵ mạn tính do amip:

Sầu đâu cứt chuột 45g (bỏ vỏ), quán chúng15g, Ngân hoa thán 15g, Sáp vàng 60g.

Đem các nguyên liệu sao vàng, tán thành bột mịn, lại nấu chảy sáp, hòa bột vào trộn đều, vê thành viên bằng hạt đỗ tương. Uống lúc đói, người lớn mỗi ngày 10-15 viên.

Ngoài ra, có thể còn dùng 5-10 lá tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày, nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt, cũng không khó uống, có tác dụng làm mát cơ thể, chống oxy hóa tế bào, kháng các tác nhân gây đột biến gen hay u bướu, ung thư, chữa viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, chữa viêm cơ, viêm khớp, lọc máu, trị bệnh cao huyết áp và rối loạn nhịp tim, làm giảm mỡ và cholesterol trong máu, kiểm soát tiểu đường,...

Dùng lá sầu đâu giã nát, đắp ngoài da lên các vết áp xe, trĩ, các vết thương do rắn, rết cắn hay điều trị các loại mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nang, đinh râu, làm mờ sẹo, giảm thâm nám, phòng ngừa mụn tái phát mà không gây tác dụng phụ.

Trà cây sầu đâu, lá sầu đâu, lá xoan có thể uống được nhưng tranh để nước nấu lá sầu đâu bắn vào mắt và các bộ phận nhạy cảm vì có thể gây độc

Hình ảnh cây sầu đâu

Bài viết trên đây đã trình bày, cung cấp rất nhiều thông tin cho quý bạn đọc hiểu hơn về cây sầu đâu và các công dụng đối với sức khỏe, sắc đẹp chúng ta. Nhưng việc sử dụng sầu đâu không đúng hay quá liều có thể ảnh hưởng xấu, thậm chí đe dọa đến tính mạng, vì một số thành phần cây ầu đâu có tính độc. Vì vậy, mọi người không nên sử dụng tùy tiện, hãy tìm hiểu kĩ để sử dụng và thu được các hiệu quả của loài cây “thần dược” này nhé!

-Wiinter-